Chính Sách Mua Hàng

Là các chính sách xoay quanh việc mua hàng của quý khách hàng khi sử dụng dịch vụ của Bánh hạt dẻ Bong Subi. 

I. Cách Thức Mua Hàng

1. Đặt hàng online

Thông qua các kênh online như: Website, Fanpage, Youtube, TikTok…quý khách có thể đặt hàng online sau đó bộ phận bán hàng và chăm sóc khách hàng của chúng tôi sẽ ghi nhận đơn hàng, chăm sóc và báo gửi hàng đặt cho quý khách.

2. Mua hàng trực tiếp

Quý khách hàng có thể đến tận xưởng hoặc cửa hàng phân phối của chúng tôi để xem và mua hàng trực tiếp:

CS1: 022 THUỶ HOA – DUYÊN HẢI – TP LÀO CAI

SĐT: 091.327.5556

CS2: 775 NGUYỄN TRÃI – Q.5 – TP HCM

SĐT: 0942.096.036 – 084.9999.663

CS3: 254 THẠCH SƠN – SAPA – TP LÀO CAI

SĐT: 091.327.5556

CỬA HÀNG PHÂN PHỐI: 208A THỤY KHUÊ, TÂY HỒ, HN

SĐT: 0866.132.389

II. Các Chính Sách Khi Mua Hàng

1. Quý khách hàng được phục vụ

“Chúng tôi không bán sản phẩm, chúng tôi bán cả một dịch vụ”.

Khi mua sản phẩm bánh hạt dẻ, bánh hạt óc chó và các sản phẩm khác tại Bông SuBi quý khách hàng nhận được sự tư vấn và chăm sóc tận tình, các chính sách đổi trả, giao hàng và thanh toán tiện lợi, hữu ích cùng với bảo mật riêng tư của khách hàng…nhằm đem đến nhiều trải nghiệm tích cực cho quý khách hàng sử dụng dịch vụ.

Chúng tôi nỗ lực mang tới một dịch vụ hơn là chỉ tập trung bán các sản phẩm.

2. Quý khách hàng được hưởng lợi từ các chương trình khuyến mãi

Các chương trình khuyến mãi hấp dẫn với quà tặng hay giá bán ưu đãi cho các sản phẩm, quý khách hàng có thể mua được nhiều hơn với chi phí bỏ ra ít hơn hoặc mua mà được thêm quà…đó là quyền được hưởng lợi từ quý khách hàng khi mua hàng

3. Quý khách hàng được đảm bảo các quyền lợi của người mua

Được chúng tôi giao hàng theo thỏa thuận về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác giữa hai bên.

III. Quyền Và Nghĩa Vụ Người Mua

1. Đối với việc mua theo hợp đồng

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong Hợp đồng mua bán hàng hóa được quy định tại Mục 2 Chương II của Luật Thương mại 2005. Trong đó quyền của người mua sẽ là nghĩa vụ của bên bán, cụ thể các quyền của người mua bao gồm:

  • Được bên bán giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng (Điều 34 Luật Thương mại 2005);
  • Được bên bán giao hàng đúng địa điểm đã thỏa thuận (Điều 35 Luật Thương mại 2005);
  • Được bên bán giao hàng vào đúng thời điểm giao hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng (Điều 37 Luật Thương mại 2005). Trường hợp bên bán giao hàng trước thời hạn đã thỏa thuận thì bên mua có quyền nhận hoặc không nhận hàng nếu các bên không có thỏa thuận khác;
  • Bên mua có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hóa không phù hợp với hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật Thương mại 2005;
  • Bên mua được bên bán đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa. Bên bán có nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa được xác định như sau: trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác, quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao (Điều 45, Điều 62 Luật Thương mại 2005);
  • Trường hợp hàng hóa mua bán có bảo hành thì bên bán phải chịu trách nhiệm bảo hành hàng hóa đó theo nội dung và thời hạn đã thỏa thuận (Điều 49 Luật Thương mại 2005).

Nghĩa vụ của bên mua trong hợp đồng mua bán hàng hóa bao gồm các nghĩa vụ sau:

  • Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng và nhận hàng theo thỏa thuận. Bên mua phải tuân thủ các phương thức thanh toán, thực hiện việc thanh toán theo trình tự, thủ tục đã thỏa thuận và theo quy định của pháp luật. Bên mua vẫn phải thanh toán tiền mua hàng trong trường hợp hàng hóa mất mát, hư hỏng sau thời điểm rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua, trừ trường hợp mất mát, hư hỏng do lỗi của bên bán gây ra (Điều 50 Luật Thương mại 2005);
  • Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên mua phải thanh toán cho bên bán vào thời điểm bên bán giao hàng hoặc giao chứng từ liên quan đến hàng hóa (Điều 55 Luật Thương mại 2005);
  • Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng theo thỏa thuận và thực hiện những công việc hợp lý để giúp bên bán giao hàng.

2. Đối với việc tiêu dùng bình thường

Quyền của người tiêu dùng:

1. Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp (bên bán).

2. Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về bên bán; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan và thông tin cần thiết khác.

3. Lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, bên bán theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình. Quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thỏa thuận.

4. Góp ý kiến với bên bán về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch.

5. Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

6. Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả. Hoặc nội dung khác mà bên bán đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.

7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định.

8. Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.

Nghĩa vụ của người tiêu dùng:

  • Kiểm tra hàng hóa trước khi nhận;
  • Lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không làm tổn hại đến môi trường, trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình và của người khác;
  • Thực hiện chính xác, đầy đủ hướng dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ.
  • Thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng;
  • Thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hành vi của bên bán xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.